CB là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của CB như thế nào?

Hệ thống điện hoạt động được nhờ linh kiện điện tử đi kèm, giúp tối ưu mạch, đảm bảo an toàn cho hệ thống. Linh kiện điện tử như CB được ứng dụng khá nhiều trong mạch điện, đóng vai trò không thể thiếu, giúp cấp nguôn hiệu quả. Tuy nhiên, khá ít người hiểu đặc điểm linh kiện CB là gì? Điều này dẫn đến việc lựa chọn thiết bị điện tử sai lầm, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng điện.

CB là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của CB như thế nào?

Bạn đọc quan tâm, hãy cùng Nguyễn Giang tìm hiểu về thiết bị CB, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng trong mạch.

Thiết bị CB là gì? 

CB là viết tắt của Circuit Breaker hay được biết đến với tên gọi khác là Aptomat là thiết bị được sử dụng thay thế cho cầu dao tỏng kiểu cũ.

Nhiệm vụ của CB là ngắt dòng, bảo vệ thiết bị điện khỏi các trường hợp sự cố nguy hiểm như: Ngắn mạch, quá tải dòng, đoản mạch… Giảm sự cố chập cháy thiết bị gây tổn thất cho người dùng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của CB như thế nào?

Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CB hay Aptomat trong mạch điện.

Cấu tạo của CB

Cấu tạo của CB gồm những gì?

CB hiện nay có nhiều loại, cấu tạo có đôi chút thay đổi. Nhưng nhìn chung, một thiết bị đóng ngắt CB sẽ gồm các thành phần sau:

  • Tiếp điểm: Một aptomat sẽ có 2 tiếp điểm (Tiếp điểm chính và tiếp điểm hồ quang) hoặc loại 3 tiếp điểm sẽ có thể 1 tiếp điểm phụ trợ cho 2 tiếp điểm còn lại. Khi đóng mạch: hồ quang sẽ đóng, rồi đến tiếp điểm phụ rồi đến tiếp điểm chính. Khi ngắt mạch thì thứ tự mở sẽ ngược lại.
  • Buồng dập hồ quang: Cấu tạo gồm nhiều tấm thép xếp liên tiếp với nhau, thiết kế này giúp hồ quang được dập nhanh hơn. Hiện nay, có 2 kiểu buồng thông dụng là kiểu hở dùng cho điện áp trên 1000v/50kA và kiểu nửa kín dùng cho dòng dưới 50kA
  • Khung CB: thiết kế nhằm bảo vệ các tiếp điểm và các chi tiết bên trong, tạo sự ổn định và hoạt động bền bỉ của CB.

Nguyên lý hoạt động của CB như thế nào?

Thiết bị Aptomat sẽ được hoạt động như sau: Khi có hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch, sẽ có 1 lực hút điện từ ở nam châm điện hút làm các khớp nối bong ra và lò xo được thả lỏng. Lúc này, tiếp điểm sẽ mở, từ tiếp điểm chính, đến tiếp điểm phụ rồi đến tiếp điểm hồ quang và mạch sẽ bị ngắt, dòng điện không thể chạy qua và thiết bị được bảo vệ.

Nguyên lý hoạt động của CB như thế nào?

Các loại CB hiện có trên thị trường

Hiện nay, CB được phát triển với nhiều loại khác nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau để phân loại. Cụ thể, có thể phân loại CB dựa trên các tiêu chí sau:

Cấu tạo CB: MCB dạng tép và MCB dạng khối.

Phân loại theo chức năng của Aptomat:

  • Aptomat thông thường: chức năng bảo vệ khi quá tả hoặc ngắn mạch (MCB và MCCB)
  • Aptomat chống giật: loại chống rò RBCO, chống rò dạng tép RCCB, aptomat chống rò và bảo vệ quá tải ELCB.

Các loại CB hiện có trên thị trường

Phân loại theo số pha/ số cực: áp 1 pha/1 cực, áp 2 pha/ 2 cực, áp 1 pha + trung tính/ 2 cực, áp 3 pha/3 cực, áp 4 pha/4 cực, áp 3 pha + 1 trung tính/ 4 cực.

Phân loại theo tính năng: Áp có dòng định mức không đổi và Áp có định mức tùy chỉnh theo yêu cầu sử dụng.

Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:

  • Áp cắt ngắn mạch dòng thấp, dùng cho điện dân dụng.
  • Áp cắt ngắn mạch dòng tiêu chuẩn dùng cho công nghiệp.
  • Áp cắt ngắn mạch dòng cao dùng cho sản xuất và lĩnh vực đặc biệt.

Công dụng và ứng dụng của thiết bị CB 

Thiết bị Áp được sử dụng khá phổ biến, được các nhà sản xuất nghiên cứu và mở rộng tính năng. Hiện nay, CB có nhiều loại và công dụng có thể kể đến của chúng như sau:

  • ACB được gọi là máy cắt không khí, dùng với dòng điện hạ áp.
  • VCB được gọi là máy cắt chân không, dùng cho điện áp từ 6.6kA trở lên.
  • MCCB là áp khối, sử dụng cắt mạch lớn, khi có hiện tượng quá tải.
  • MCB là áp tep, dùng ngắt mạch cho tải phụ nhỏ.
  • RCCB có chức năng chống rò, ngắt mạch bảo vệ.
  • RCBO là thiết bị có chức năng chống rò và bảo vệ quá dòng.
  • ELCB là thiết bị có thêm cảm biến, bảo vệ ngắn mạch, quá tải và chống rò.
  • RCD là thiết bị bảo vệ chống rò được trang bị thêm cùng MCCB và MCB.

Công dụng và ứng dụng của thiết bị CB

Thiết bị CB được ứng dụng trong mạch điện dân dụng, công nghiệp bảo vệ tải tiêu thụ khỏi nguy cơ chập cháy do quá tải, ngắn mạch.

Thuật ngữ CB khá xa lạ với nhiều người, nhưng aptomat lại là thiết bị quá quen thuộc, được sử dụng trong nhiều mạch dân dụng và công nghiệp. CB hay aptomat ngắt mạch, bảo vệ dòng được sử dụng nhằm nâng cao tính an toàn, bảo vệ máy móc, thiết bị điện tử. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ CB là gì? Cấu tạo và cách thức hoạt động cũng như cách chọn CB phù hợp cho hệ thống.

>>XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  1. RCBO là gì? Cấu tạo và chức năng của RCBO
  2. MCB và MCCB là gì? Phân biệt MCB và MCCB như thế nào?

 

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300