Aptomat là gì? Cấu tạo và các thông số cần biết của Aptomat

Aptomat là thiết bị điện tử quen thuộc trong các gia đình, hệ thống điện. Mặc dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng không nhiều người hiểu rõ bản chất của thiết bị điện này là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat ra sao? Khi chọn mua Aptomat cần chú ý đến các thông số kỹ thuật nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị Aptomat quan trọng trong hệ thống điện.

Aptomat là gì? Các thông số cần biết của Aptomat

Aptomat là gì?

Aptomat hay cầu giao tự động là một thiết bị đóng cắt mạch điện. Chức năng của Aptomat là bảo vệ hệ thống an toàn, chống rò rỉ điện, đồng thời chống giật. Khi mạch điện có dấu hiệu quá tải hay ngắn mạch, Aptomat sẽ tự động ngắt mạch để bảo vệ các thiết bị điện. Thiết bị Aptomat hay Circuit Breaker (CB) gọi tắt là Át được sử dụng bảo vệ mạch điện.

Cụ thể, các chức năng chính của Át:

  • Tự động ngắt mạch điện khi dòng tăng cao đột ngột.
  • Bảo vệ dòng trong các trường hợp quá tải, ngắn mạch, sụt dòng.
  • Ngăn chặn tình trạng nhiễm điện xuống đất, mất cân bằng giữa dòng đi và về các thiết bị điện gia đình.
>> Bài viết liên quan: Relay là gì? Relay có chức năng và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị Aptomat như thế nào?

Át là thiết bị điện quan trọng, không thể thiếu trong các mạch điện gia đình đến công nghiệp. Cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Át như thế nào?

Cấu tạo của Aptomat

Cấu tạo Aptomat gồm những bộ phận nào?

Về cơ bản, cấu tạo của một Át đóng ngắt tự động sẽ bao gồm các chi tiết sau: Tiếp điểm đóng/ ngắt, hộp dập hồ quang, bộ phận truyền động, móc bảo vệ. Mỗi bộ phận sẽ đóng vai trò riêng như:

Tiếp điểm

Át có 2 loại (loại 2 cấp và loại 3 cấp). Loại 2 cấp gồm tiếp điểm chính và hồ quang, loại 3 cấp sẽ gồm 2 tiếp điểm chính - phụ và hồ quang. Khi đóng mạch sẽ diễn ra theo thứ tự sau: Tiếp điểm hồ quang - phụ - chính. Quá trình ngắt mạch sẽ diễn ra ngược lại.

Hộp dập hồ quang

Hồ quang cháy trên tiếp điểm hồ quang, hộp dập sẽ dập tắt hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện. Cấu tạo buồng dập hồ quang sẽ dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn, thuận lợi cho việc dập lửa. Có 2 kiểu hộp dập: kiểu nửa hở (Áp dụng cho dòng có giới hạn lớn hơn 50kA và 1000V) và nửa kín (được đặt trong vỏ kín có lỗ thoát khí, áp dụng cho dòng không quá 50kA).

Truyền động cắt

Nhiệm vụ truyền động cắt đến các tiếp điểm. Có 2 dạng truyền động cắt bằng tay (Áp dụng với dòng điện có cường độ không quá 600A) và bằng điện từ/ Nam châm điện (áp dụng với dòng không quá 1000A)

Móc bảo vệ

Bộ phận có chức năng truyền tín hiệu ngắt tự động để ngắt Át, khi có tín hiệu của sự quá tải dòng, ngắn mạch. Móc bảo vệ thường được thiết kế nằm dưới đường đặc tính của thiết bị cần bảo vệ. Thông thường, rơ le nhiệt và hệ thống điện từ sẽ được sử dụng làm móc bảo vệ.

Nguyên lý hoạt động của Át như thế nào?

Át hoạt động trên 2 cơ chế tác động nhiệt và cơ chế điện từ. Cụ thể, nguyên lý hoạt động của Át như sau:

  • Cơ chế nhiệt là sự giản nở của các thanh kim loại là tiếp điểm. Khi dòng điện chạy qua thanh lưỡng kim sẽ sản sinh nhiệt độ. Kim loại khác nhau sẽ có sự giản nở khác nhau, dẫn đến chúng bị uốn cong và ngắt át. Chức năng quá tải của Át sẽ được thực hiện nhờ sự giản nở nhiệt của thanh lưỡng kim.
  • Cơ chế điện từ dựa trên từ trường lớn được sinh ra khi có dòng chạy qua cuộn dây. Khi dòng điện có cường độ quá cao xuất hiện trong thời gian ngắn, sẽ đồng thời sinh ra từ trường, tác động ngắt át. Chức năng bảo vệ ngắn mạch của Át sẽ được thực hiện bởi cơ chế điện từ.

Nguyên lý hoạt động của Aptomat

 

Các thông số quan trọng của Aptomat cần biết

Khi chọn mua Át, người dùng cần tìm hiểu các thông số của thiết bị điện này. Dưới đây là những thông số mà người dùng cần lưu ý khi mua Át.

Các thông số của Aptomat

  • In: Dòng điện vào định mức của Át.
  • Ir:Cường độ dòng được chỉnh trong phạm vi hoạt động cho phép của Át.
  • Ue: điện áp định mức của Át.
  • Icu: Dòng cắt ngắn mạch (Khả năng chịu đựng dòng lớn nhất của tiếp điểm trong 1s).
  • Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 khoảng thời gian.
  • Ics: Khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Chỉ số này sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất, công nghệ áp dụng.
  • AT: Dòng điện tác động lên Át.
  • AF: Dòng điện khung.
  • Chỉ số AT/AF là độ bền của tiếp điểm đóng cắt.
  • Characteritic cuver: Thông số mô tả đường cong đặc tính bảo vệ của Át, quyết định việc chọn aptomat vào vị trí nào của hệ thống.

Aptomatthiết bị đóng cắt quan trọng trong hệ thống điện. Người dùng cần hiểu rõ đặc điểm, các thông số kỹ thuật và yêu cầu hệ thống để chọn mua Aptomat phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hy vọng những thông số trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị Aptomat.

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300