Servo là gì? Những thông tin cần biết về động cơ Servo

Thiết bị hiện đại hoạt động được nhờ các linh kiện cấp năng lượng, động năng để vận hành. Một máy hoạt động được nhờ servo đóng vai trò trung tâm, tạo nên năng lượng cho thiết bị. Servo được sử dụng phổ biến, trở thành phần quan trọng không thể thiếu của máy móc.

Servo là gì

Vậy, Servo là gì? Khi chọn mua và sử dụng servo cho thiết bị, người dùng cần hiểu rõ về đặc điểm, cách vận hành và các yêu cầu kỹ thuật. Bạn đọc quan tâm, hãy cùng NGUYENGIANG.VN tìm hiểu về động cơ Servo qua bài viết dưới đây.

Servo là gì? Ứng dụng của động cơ servo trong thực tế

Thuật ngữ Servo được sử dụng khá nhiều, nhưng không nhiều người hiểu rõ về thiết bị này và ứng dụng của chúng trong thực tế. 

Servo là gì?

Servo là hệ thống truyền động điều khiển hồi tiếp vòng kín, nhận tín hiệu và thực hiện nhanh chóng các lệnh được truyền đến từ máy chủ, PLC. Động cơ servo được thiết kế là một thiết bị điều khiển độc lập, cung cấp động năng để quay các chi tiết máy, thiết bị khác một cách chính xác.

Hiểu đơn giản hơn thì động cơ servo tương tự giống các động cơ thông thường, nhưng chúng được tích hợp cảm biến để phản hồi vị trí. Bộ điều khiển là linh kiện quan trọng nhất của servo được thiết kế với mục đích phản hồi này.
Động cơ servo hoạt động theo cơ chế vòng kín, kết hợp với phản hồi vị trí để điều khiển tốc độ và vị trí của các thiết bị theo góc quay hoặc tuyến tính.

Chức năng và ứng dụng của servo trong thực tế

Chức năng và ứng dụng của servo trong thực tế

Động cơ servo được thiết kế với nhiều tính năng nổi bật, hiệu suất hoạt động cao, khả năng vận hành chính xác và nhanh chóng các thiết bị. 

Ứng dụng của động cơ servo có thể kể đến như:

  • Ứng dụng điều khiển robot giúp các cánh tay robot thao tác chính xác, phản hồi vị trí nhanh chóng.
  • Ứng dụng trong máy cắt CNC giúp phản hồi nhanh, tốc độ cắt, độ chính xác cao.
  • Ứng dụng Servo trong hệ thống sản xuất khẩu trang, nâng cao hiệu suất, tốc độ và thời gian thao tác.
  • Ứng dụng servo trong hệ thống dao cắt tay, cắt quay…
  • Ứng dụng servo trong hệ thống máy đóng gói sản phẩm, máy in

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của servo như thế nào?

Tìm hiểu về cấu tạo động cơ servo và cách hoạt động sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị quan trọng này.

Cấu tạo động cơ servo gồm những gì?

Servo hiện nay có nhiều loại, nhưng cấu tạo chính của chúng sẽ gồm 3 phân:

  • Stator - là một cuộn dây quấn quanh trục được cấp dòng điện tạo lực từ trường cần thiết làm quay rotor.
  • Rotor - là nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh.
  • Encoder - là phần được gắn vào đuôi động cơ, có nhiệm vụ phản hồi chính xác tốc độ và vị trí của động cơ về bộ điều khiển.

Cấu tạo động cơ servo gồm những gì?

 

Nguyên lý hoạt động của động cơ servo như thế nào?

Về cơ bản, động cơ Servo là một thiết bị có khả năng vận hành độc lập. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tự động hóa, servo được thiết kế trong hệ thống. 

Chế độ hoạt động của động cơ servo được hình thành bởi các phản hồi vòng kín. Động cơ servo sẽ nhận tín hiệu xung điện từ bộ điều khiển PLC thông qua phần mã hóa encoder kiểm soát hoạt động.

Khi servo hoạt động thì yếu tố tốc độ và vị trí sẽ được phản hồi tiếp về mạch điều khiển, thông qua encoder mã hóa tín hiệu. Nếu có bất cứ yếu tố nào làm sai lệch tốc độ hay vị trí mong muốn, cơ cấu hồi tiếp sẽ phản hồi về bộ điều khiển. Từ đó, tín hiệu hồi tiếp sẽ so sánh với tiến hiệu lệnh để đưa ra hiệu chỉnh phù hợp, giúp servo hoạt động đúng tốc độ và vị trí theo yêu cầu.

Phân loại động cơ servo hiện có trên thị trường

Hiện nay, động cơ servo trở thành 1 phần không thể thiếu trong các dây chuyền sản xuất, máy móc. Các loại servo cũng được phát triển đa dạng hơn, tối ưu các tính năng.

Dựa trên ứng dụng của servo, có thể phân loại thành:

  • Động cơ servo AC hoặc DC: theo đó sự khác biệt giữa 2 động cơ này là sự kiểm soát về tốc độ. Động cơ AC với tốc độ được xác định bởi tần số điện áp đặt vào và số cực từ trên động cơ. Động cơ DC tốc độ tỷ lệ thuận với điện áp cung cấp. Động cơ AC được sử dụng phổ biến hơn, chịu được dòng có tải cao hơn.
  • Động cơ Servo có chổi than và không có chổi than: Thiết kế động cơ servo có chổi than vận hành đơn giản và ít tốn kém hơn. Trong khí, động cơ không chổi than vận hành với hiệu suất cao hơn, mạnh mẽ hơn, đáng tin cậy hơn và độ ồn thấp hơn. Ứng dụng của động cơ servo không chổi than được ứng dụng nhiều hơn trong các dòng máy sản xuất công nghiệp, cần độ chính xác và hiệu suất làm việc cao.

Phân loại động cơ servo

 

Động cơ servo đóng vai trò quan trọng, như trái tim của thiết bị, máy móc cung cấp năng lượng cho các chi tiết vận hành. Tùy từng dòng máy mà động cơ servo được ứng dụng có đặc tính khác nhau, mang lại hiệu suất riêng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu: Servo là gì? Và các loại động cơ servo hiện có trên thị trường.

>> XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  1. SCADA là gì? Những ai cần hệ thống giám sát SCAD
  2. Tự động hóa là gì? Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp
  3. Bộ điều khiển nhiệt độ là gì? Những thông tin cần biết
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300