Tự động hóa là gì? Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp

Công nghệ phát triển mang đến nhiều lợi ích, không chỉ cho đời sống thường ngày, mà còn ứng dụng nhiều trong sản xuất quy mô công nghiệp. Các dây chuyền sản xuất được tự động hóa, nâng cao hiệu suất và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tự động hóa trở thành 1 điều tất yếu trong quá trình hội nhập của doanh nghiệp hiện đại. 

Tự động hóa là gì?

Vậy, thực chất: "tự động hóa là gì?" Ứng dụng thực tế của tự động hóa trong sản xuất như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy cùng NGUYENGIANG.VN tìm hiểu về lĩnh vực tự động hóa qua bài viết dưới đây nhé!

Tự động hóa là gì?

Tự động hóa - Automation là giải pháp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tự động vào các hệ thống, dây chuyền nhằm tạo nên sản phẩm, hàng hóa mà không cần sự trợ giúp của con người. Hiểu đơn giản hơn, tự động hóa là giải pháp công nghệ được áp dụng vào các quy trình, mọi thứ được vận hành liên tục, thay thế 1 phần hoặc toàn bộ sức lao động chân tay của con người.

Hệ thống tự động hóa được lập trình sẵn, vận hành theo các lệnh phản hồi từ máy chủ đến các thiết bị đầu cuối. Giải pháp tự động được phát triển từ năm 1947, khi tập đoàn General motor thành lập bộ phận tự động hóa trong sản xuất, lắp đặt.

Những lợi ích mà hệ thống tự động hóa mang lại

Ứng dụng của tự động hóa ngày càng phổ biến, bởi những lợi ích sau đây:

Những lợi ích mà hệ thống tự động hóa mang lại

 

  • Nâng cao chất lượng hàng hóa: Tự động hóa với chương trình được lập trình sẵn, máy móc được thiết lập theo tiêu chuẩn chung giúp quá trình sản xuất đạt độ chính xác cao, giảm sai sót do tay nghề của người lao động. Việc sản xuất tự động hóa giảm lỗi hỏng gần như tuyệt đối, nâng cao chất lượng hàng hóa.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Hệ thống tự động hóa thay thế cho sức lao động của con người, giảm chi phí thuê nhân công về lâu dài. Bên cạnh đó, việc giảm lỗi hỏng sẽ giảm các thiệt hại về chi phí nguyên liệu, khấu hao tài sản trong sản xuất.
  • Tiết kiệm thời gian sản xuất với số lượng nhiều hơn: Hệ thống tự động hóa nâng cao hiệu suất quá trình, sản xuất số lượng hàng nhiều hơn so với cách làm thủ công. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc có thể hoạt động liên tục, tăng cao không giống như sức lao động của con người bị hạn chế, dẫn đến sản lượng sản phẩm thấp.
  • Tăng hiệu quả giám sát quản lý cho doanh nghiệp: Hệ thống được vận hành thống nhất đồng bộ, dễ dàng theo dõi qua phần mềm, các chỉ số được máy móc phản hồi về có độ chính xác cao… Điều này giúp doanh nghiệp giám sát, theo dõi quá trình sản xuất hiệu quả hơn so với việc theo dõi thủ công.
  • Tăng tính cạnh tranh trên thị trường: Hệ thống tự động hóa tiết kiệm chi phí, tăng sản lượng từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh với đối thủ. Việc tối ưu hóa dây chuyền sản xuất tự động, nâng cao chất lượng, tạo uy tín với khách hàng.

Các thành phần trong hệ thống tự động hóa gồm những gì?

Hệ thống tự động hóa sẽ được ứng dụng linh hoạt tùy theo nhu cầu của từng lĩnh vực sản xuất, mức độ đầu tư của doanh nghiệp. 

Các thành phần trong hệ thống tự động hóa gồm những gì?


Nhưng nhìn chung, các thành phần trong 1 hệ thống tự động hóa sẽ bao gồm:

  • PLC, màn hình HMI: Thành phần quan trọng giúp giao tiếp người với máy, tương tác thiết lập chương trình hay các số liệu tiêu chuẩn giúp máy móc hoạt động đúng yêu cầu.
  • Robot công nghiệp: Bộ phận trực tiếp thao tác, chế tạo sản phẩm theo các tiêu chuẩn, đảm bảo độ chính xác cao.
  • Cảm biến thông minh: Đo đạc và thu thập dữ liệu để truyền tải về thiết bị xử lý thông tin, là căn cứ để vận hành tự động hóa máy móc theo đúng các tiêu chuẩn an toàn. 
  • Các thiết bị như biến tần, drive, servo… Cấp nguồn, động năng và dữ liệu cho hệ thống tự động hóa vận hành.
  • Phần mềm quản lý, tích hợp trí tuệ nhân tạo để vận hành và điều khiển các thiết bị một cách thông minh.
  • Các thiết bị khác như: cơ cấp chấp hành van, xilanh, van, khí nén thủy lực, thiết bị đóng cắt bảo vệ an toàn…

Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp

Vậy, ứng dụng cụ thể của tự động hóa trong sản xuất như thế nào? 

Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp

Tự động hóa ứng dụng máy móc, công nghệ thông tin cũng như trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực sản xuất, chế tạo nhằm hạn chế các thao tác thủ công của con người. Cụ thể, công nghệ tự động hóa đang được ứng dụng trong các lĩnh vực:

  • Sản xuất hàng hóa, linh kiện điện tử, lắp ráp máy móc…
  • Lĩnh vực khai khoáng dầu khí tại các khu vực ngoài khơi xa, giúp giảm rủi ro cho con người khi hoạt động trong môi trường đặc biệt nguy hiểm.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực vận chuyển, logitech quản lý giám sát độ chính xác cao.
  • Ứng dụng trong phân phối sản phẩm hàng hóa với tốc độ nhanh hơn từ nhà xưởng đến tay người tiêu dùng.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến tự động hóa, dây chuyền sản xuất, đặc điểm hệ thống. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu: Tự động hóa là gì? Từ đó có lựa chọn phù hợp cho hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, nhằm tăng tính cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.

>> XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  1. Robot công nghiệp là gì? Có những loại Robot công nghiệp nào?
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300