Phân loại máy cắt công nghiệp và cách chọn máy theo đúng nhu cầu

Đối với lĩnh vực cơ khí, xây dựng, người làm kỹ thuật luôn được trang bị những dụng cụ hữu ích để xử lý công việc. Khi họ nhận các nguyên vật liệu có sẵn, việc đầu tiên cần làm là chia nhỏ kích thước của chúng thành từng phần. Để xử lý công việc đó, chắc chắn phải sử dụng đến dòng máy cắt công nghiệp, cụ thể là loại cầm tay.

Giới thiệu dòng máy cắt cầm tay

Máy cắt cầm tay là một thiết bị điện hữu ích, dùng để cắt, chia đoạn những vật liệu như: gỗ, đá, gạch và kim loại. Không giống với máy để bàn, loại cầm tay giúp thợ kỹ thuật có thể linh hoạt sử dụng ở mọi vị trí. Phần thiết kế nhỏ gọn, tay cầm chắc chắn nên không bị trơn trượt khi sử dụng.

Ngoài những công dụng như cắt kim loại, hợp chất, nguyên liệu có kích cỡ lớn, máy cắt cầm tay cho phép người dùng tự do thay đổi lưỡi cắt. Đó là những lưỡi cắt phổ biến như lưỡi nhám, lưỡi mài và lưỡi đánh rỉ. Với các tính năng đó, giúp thợ kỹ thuật hoàn thành công việc ở cả những không gian chật hẹp nhất.

Để sở hữu một chiếc máy chất lượng, người dùng cần xác định rõ nhu cầu, mục đích và thương hiệu sản phẩm mình muốn mua. Vì thị trường hiện nay rất đa dạng về các loại máy cắt, chúng tôi sẽ phân loại để bạn có thêm thông tin tham khảo. Mời bạn theo dõi nội dung sau.

Sử dụng máy cắt cầm tay hữu ích, tiện lợi

Sử dụng máy cắt cầm tay hữu ích, tiện lợi

Phân loại các loại máy cắt phổ biến

Dựa trên tính chất công việc, người làm kỹ thuật thường sử dụng máy cắt kim loại, nguyên liệu thô, gỗ và decal. Mỗi loại máy sẽ cắt những hợp chất đúng theo tên gọi, cụ thể như sau:

Máy cắt kim loại

Những loại máy kim loại, dùng để cắt các vật chất sắt, nhôm, thiếc theo một góc 45 độ hoặc 90 độ. Trước khi cắt, người làm cần nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật để đạt độ chính xác cao nhất. Nhờ máy cắt sắt, thợ kỹ thuật đã giảm thiểu tối đa những vết cắt sai lệch, không có tính thẩm mỹ cao.

Ngoài cắt sắt, có thể gọi đây là máy cắt nhôm vì công dụng khi hoạt động của máy vẫn tương tự. So với sắt, hợp chất nhôm khi cắt sẽ nhanh hơn, đường cắt đẹp hơn và chính xác hơn.

Loại máy dùng để cắt kim loại sắt, nhôm, thiếc

Loại máy dùng để cắt kim loại sắt, nhôm, thiếc

Máy cắt nguyên liệu thô

Với dòng máy cắt đá, công suất tiêu thụ sẽ cao hơn nhiều so với các dòng máy tương tự. Vì gạch, đá là những hợp chất cứng, nên phải tạo ra vòng quay áp lực lớn mới có thể cắt được. Nhất là phần lưỡi dao phải sắc bén, người dùng cần chú ý để tránh bộ phận này bị han gỉ, sứt mẻ.

Như vậy, chúng ta có thể rút ra được tiêu chí để lựa chọn một chiếc máy cắt gạch chất lượng. Đó là: 

  1. Công suất của máy: Từ 1000w trở lên, nếu để phục vụ mục đích công nghiệp thì phải từ 2000w.
  2. Phần lưỡi dao: Có thể thay thế các loại lưỡi cắt trong khi sử dụng, lưỡi cắt càng rộng thì đường cắt càng lớn
  3. Các phụ kiện đi kèm: Khi mua máy tại những thương hiệu lớn, bạn sẽ được tặng một số phụ kiện như tấm chắn, dụng cụ tháo ốc, chốt khóa. 

Sử dụng máy cắt đá có công suất lớn

Sử dụng máy cắt đá có công suất lớn

Máy cắt gỗ

Đúng như tên gọi, loại máy chỉ để cắt, cưa thứ nguyên liệu duy nhất đó là gỗ. Ngoài gỗ, máy có thể cắt được thêm các vật chất như gạch mỏng, nhựa dẻo,.... Khi hoạt động, máy sẽ tiêu thụ nguồn điện lớn, công suất lên đến 1050W, điện áp từ 220 đến 240V.

Nếu bạn là thợ mộc, bạn hoàn toàn có thể dựa vào các tiêu chí từ máy cắt nguyên liệu thô để chọn máy cắt gỗ. Vì chúng đều phải chạy công suất lớn để hoạt động mạnh mẽ, lưỡi cắt cần độ sắc sảo trước khi bắt đầu. 
Ngoài ra, còn một số loại máy khác như máy cắt decal, máy cắt bàn và máy cắt laser có công dụng tương tự. Nếu lựa chọn đúng loại máy để sử dụng, người làm kỹ thuật sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho công việc.

>> Xem thêm: Máy cắt gỗ dùng pin Bosch GKS 18V-57

Cần lưu ý những gì khi sử dụng máy cắt

Để sử dụng máy cắt không quá khó, người dùng chỉ cần biết rõ nguyên lý hoạt động và cách sử dụng cơ bản là đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì vẫn cần một số lưu ý như sau:

  1. Nên mang đầy đủ các loại đồ bảo hộ như găng tay, kính mắt, tấm bảo vệ, quần áo dài trước khi cắt. 
  2. Chỉ khi làm việc xong, người dùng mới tháo bỏ đồ bảo hộ. 
  3. Nếu vệ sinh, bảo dưỡng, thay thế linh kiện của máy, người dùng cần ngắt nguồn điện rồi mới thực hiện.
  4. Không để những người không liên quan đến công việc đến gần, để tránh gây tai nạn và nguy hiểm (đặc biệt trẻ con). 
  5. Nên sử dụng riêng nguồn điện của máy, không dùng chung cùng các thiết bị khác vì rất dễ gây quá tải, chập cháy nguồn điện. 
  6. Khi không sử dung, nên để máy tại những vị trí khô ráo để bảo quản. 

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra những thông tin cơ bản về máy cắt như công dụng, lưu ý và phân loại. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên lạc ngay tới nguyengiang.vn để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các nhân viên. Chúng tôi luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất, để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300