Rơ le nhiệt là gì? Nguyên lý hoạt động, phân loại và ứng dụng thực tế

Trong hệ thống điện nhà ở, khu công nghiệp, xí nghiệp, không thể thiếu thiết bị bảo vệ rơ le nhiệt. Thiết bị này rất quan trọng, giúp người dùng có thể yên tâm khi sử dụng hay tiếp xúc với dòng điện. Vậy rơ le có nguyên lý hoạt động như thế nào, cấu tạo và phân loại có gì cần chú ý ? Mời các bạn theo dõi nội dung sau.

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt (Role nhiệt) hay Replay, đều là những tên gọi để chỉ thiết bị bảo vệ dòng điện. Khi hệ thống điện nhà ở, dân dụng có tình trạng tăng cao hay quá tải, rơ le sẽ tự động đóng ngắt để bảo đảm an toàn, tránh trường hợp nguy cấp. Với giá thành rẻ, lại cho hiệu quả rất cao khi hoạt động, nên thiết bị này được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều hệ thống điện.

Rơ le cũng chính là một loại công tắc tự động, vì nó hoạt động mà không cần đến tác động trực tiếp của con người. Trong dòng điện xoay chiều, rơ le có công suất lên đến 500V, tần số 50Hz, với dòng điện một chiều là 440V, tần số 150Hz.

Với hệ thống điện nhà ở, rơ le có độ chính xác rất cao vì hoạt động độc lập, không đi kèm thiết bị nào khác. Còn với những doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty,... phải dùng hệ thống điện có công suất lớn thì lại có sự khác biệt. Vì rơ le nhiệt nơi đây phải lắp đặt cùng công tắc tơ, cầu chì để dòng điện được ổn định, người dùng dễ kiểm soát.

Những điều cơ bản trong thiết bị rơ le nhiệt

Những điều cơ bản trong thiết bị rơ le nhiệt

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của rơ le nhiệt

Nếu bạn làm kỹ thuật điện, hay muốn tự tay lắp rơ le nhiệt vào hệ thống bảng điện trong gia đình của mình. Chắc chắn, bạn sẽ phải nắm rõ những thông tin cơ bản như cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của rơ le.

Cấu tạo rơ le nhiệt

Có 8 thành phần quan trọng, cấu tạo nên rơ le đó là:

  1. Đòn bảy
  2. Tiếp điểm đóng
  3. Tiếp điểm mở
  4. Vít chỉnh dòng điện tác động
  5. Thanh lưỡng kim
  6. Dây đốt nóng
  7. Cần gạt
  8. Nút phục hồi

Để rơ le có thể hoạt động tốt, phải có đủ cả 8 bộ phận này cũng như công dụng chính của từng phần. Với mỗi loại, bạn không nên bỏ trống hay thay thế bằng công cụ khác, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của rơ le.

Nguyên lý hoạt động

Về nguyên lý hoạt động, khi dòng điện tăng mạnh sẽ sinh ra nhiệt độ cao, đốt thanh kim loại giãn nở nhiệt. Nguyên nhân của hiện tượng này, đó là do thanh lưỡng kim trong rơ le bao gồm hai thanh kim loại. Thanh đầu tiên có hệ số giãn nở thấp hơn (chất liệu từ 36% Ni và 64%), thanh thứ hai có độ giãn nở cao hơn 20 lần (được làm từ Crom và Niken).

Thanh thép kép sẽ bị uốn cong theo thanh kim loại, khi dòng điện đột nhiên có sự thay đổi đột ngột. Độ uốn cong phụ thuộc vào chiều dài, độ dày của thanh kim loại, thanh kim loại càng dài và mỏng thì độ uốn càng cao.

Ứng dụng của rơ le nhiệt

Trong thực tế, rơ le không chỉ có chức năng tự động bật tắt, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống dòng điện. Đó là:

  1. Cùng một tín hiệu điều khiển, rơ le có thể chuyển mạnh dòng điện sang các tải khác.
  2. Cách ly các mạch điều khiển khỏi mạch tải điện, mạch được cấp điện AC.
  3. Có thể quản lý, giám sát hệ thống điện tổng thể và ngắt mạch hợp lý.

Những yếu tố căn bản của rơ le nhiệt

Những yếu tố căn bản của rơ le nhiệt

Phân loại rơ le nhiệt

Để phân loại, nhận biết từng loại rơ le theo tiêu chí sử dụng, thiết bị này được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Chưa kể, trên thị trường lại rất đa dạng trong sản xuất, khách hàng cần nắm bắt thật rõ thông tin trước khi mua về sử dụng.

Rơ le nhiệt 3 pha

Đây là loại rơ le tương ứng với các thiết bị điện 3 pha, có công suất hoạt động lớn hơn 3kW đến 5kW. Khi gặp phải nguồn điện lớn, hay có thay đổi đột ngột, rơ le sẽ tách dòng điện ra khỏi động cơ của thiết bị điện. Nhằm an toàn, tránh tình huống khẩn cấp không đáng có.

Rơ le 3 pha dành cho thiết bị điện 3 pha

Rơ le 3 pha dành cho thiết bị điện 3 pha 

Rơ le nhiệt bình nóng lạnh

Nguyên lý hoạt động của rơ le bình nóng lạnh không có khác rơ le thường, khi dòng điện quá tải thì sẽ tự động ngắt điện.

Nghĩa là, khi lượng nước trong bình nóng lạnh đạt ngưỡng tối đa, rơ lẽ sẽ dừng nguồn điện dẫn đên sợi đốt bình nóng lạnh. Ngược lại, khi nhiệt độ nước trong bình thấp, rơ le sẽ hoạt động trở lại để làm nóng nước.

Rơ le bình nóng lạnh trong điện dân dụng

Rơ le bình nóng lạnh trong điện dân dụng 

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Để đấu rơ le 3 pha, sẽ theo 2 dòng bảo vệ nguyên lý điện áp và nguyên lý dòng. Về cách đấu điện thì 2 dòng này không khác nhau. Sau đây là ảnh minh họa:

Sơ đồ đấu rơ le 3 pha

Sơ đồ đấu rơ le 3 pha

Chú thích từng ký hiệu như sau:

  1. Ký hiệu rơ le nhiệt MC bên trái: 3 tiếp điểm khởi động từ.
  2. Ký hiệu MC bên phải: Tiếp điểm của 2 điểm A1, A2 trên khởi động từ.
  3. Ký hiệu R, S, T: Các điểm đấu vào 3 pha.
  4. Ký hiệu load: Tải lượng của thiết bị.

Kết luận

Tầm quan trọng của rơ le nhiệt trong hệ thống điện, đã được tóm tắt, liệt kê trong bài viết trên. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, cần rơ le tốt để lắp đặt cùng các thiết bị điện. Hãy liên hệ ngay tới Nguyengiang.vn, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, đưa ra những giải pháp tốt nhất cho khách hàng của mình.
>> Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Top Các Thiết Bị Điện Dân Dụng Cần Thiết Cho Gia Đình
  2. Phân loại phích cắm điện và cách chuyển đổi đầu cắm phù hợp
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300