Công tắc 2 cực là gì? Hướng dẫn cách đấu công tắc 2 cực chuẩn nhất

Công tắc là thiết bị phổ biến trong mạch điện, được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động hàng ngày. Việc lắp đặt công tắc cũng được thực hiện tại gia đình khá đơn giản. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu đặc điểm, bản chất các loại công tắc hiện đang được dùng nhiều trong gia đình.

Công tắc 2 cực là một trong số những giải pháp đấu nối đường điện phổ biến nhất. Vậy, công tắc 2 cực là gì? Đặc điểm cấu tạo và cách đấu công tắc 2 cực như thế nào chính xác? Bài viết dưới đây của Nguyễn Giang sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công tắc hai cực và cách đấu nối hiệu quả.

Công tắc 2 cực là gì?

Công tắc 2 cực là gì? Chức năng của công tắc hai cực

Công tắc 2 cực được dùng nhiều trong lưới điện dân dụng. Nhưng khá ít người hiểu đặc điểm của loại công tắc thông dụng này, chức năng của chúng là gì?

Công tắc 2 cực là gì?

Công tắc hai cực hay công tắc điện 1 chiều, sử dụng điều khiển các thiết bị: Điện, quạt, thiết bị chiếu sáng… Trong hệ thống lưới điện dân dụng. Ưu điểm của công tắc điện 1 chiều là thiết kế nhỏ gọn, đơn giản dễ dàng lắp đặt cho nhiều vị trí trong nhà ở.

Công tắc điện 1 chiều có thể lắp đặt nhanh chóng cùng với thiết bị điện dân dụng, văn phòng để bật tắt dễ dàng mà không mất nhiều thời gian.

>. Tham khảo một số sản phẩm:

  1. CÔNG TẮC 2 CỰC 20A MPE S7MD20
  2. CÔNG TẮC 2 CỰC 20A MPE A7MD20
  3. CÔNG TẮC 2 CỰC 20A MPE A30MD20

Chức năng của công tắc hai cực là gì?

Công tắc điện 1 chiều được sử dụng phổ biến, bởi tính linh hoạt và hiệu quả sử dụng cao của chúng. Công dụng của công tắc hai cực có thể kể đến như:

  • Công tắc 2 cực đóng ngắt mạch nhanh, giúp bạn tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ hơn so với các công tắc thông thường.
  • Công tắc hai cực được tích hợp khả năng tự ngắt mạch khi dòng gặp sự cố quá tải, ngắn mạch để bảo vệ thiết bị điện.
  • Độ bền của công tắc hai cực cao, dễ dàng lắp đặt, thay thế sửa chữa nên được ứng dụng phổ biến trong điện dân dụng.
  • Chi phí công tắc hai cực rẻ, dễ dàng tìm mua và sử dụng.
  • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc hai cực

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý và cấu tạo của loại công tắc 2 cực trong mạch điện có gì đặc biệt?

Cấu tạo công tắc hai cực gồm những gì?

Cấu tạo của công tắc 2 cực như thế nào

Về cơ bản, công tắc hai cực không quá phức tạp, khi chúng bao gồm 1 cực động và 1 cực tĩnh. Các cực của công tức được bảo vệ bởi lớp vỏ nhựa cách điện cứng, chịu lực va đập và chống nước tốt. Phần tác động đóng ngắt được đấu nối trực tiếp với các cực.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hai cực như thế nào?

Vậy, cách thức hoạt động của công tắc điện 1 chiều diễn ra như thế nào? Khi người dùng đóng công tắc, thì cực động sẽ tiếp xúc với cực tĩnh, khiến mạch bị đóng kín hoàn toàn. Và lúc này, sẽ không có dòng điện chạy qua để cung cấp điện hoạt động cho các thiết bị tải.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hai cực như thế nào?

Trường hợp mở công tắc, cực tĩnh và động ở trạng thái nối tiếp nhau, cho dòng điện 1 chiều chạy qua. Lúc này, dòng điện sẽ được cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện hoạt động.

Hướng dẫn đấu nối công tắc 2 cực chính xác nhất

Việc đấu nối công tắc hai cực khá đơn giản, gần như là một kỹ năng cơ bản cần có để sửa chữa thiết bị điện trong nhà.

Hướng dẫn đấu nối công tắc hai cực chính xác nhất

Tuy nhiên, nếu bạn là người mới, chưa biết cách đấu nối công tắc điện 1 chiều, có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt công tắc điện 1 chiều. Xác định vị trí cần khoan và lắp đặt công tắc, ký hiệu đánh dấu lỗ bắt vít để quá trình khoan chuẩn xác. Lưu ý, công tắc cần tránh các vị trí mưa ẩm, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc có nhiệt độ cao.
  • Bước 2: Tạo mối nối giữa dây điện và công tắc. Sau khi đã xác định vị trí, cần tách lõi đồng của dây dẫn điện để đấu với 2 cực tĩnh và động của công tắc. Lưu ý, tuốt vỏ hoặc dùng kéo cắt vỏ ngoài khéo léo để không làm hỏng hay đứt phần lõi đồng.
  • Bước 3: Nối dây dẫn. Lưu ý sử dụng bút thử điện để xác định dây nóng nối vào công tắc, dây nguội nối trực tiếp vào bóng đèn thiết bị tiêu thụ điện. Đảm bảo mối nối dây dẫn đẹp chắc chắn, không bị lỏng.
  • Bước 4: Lắp công tắc hai cực vào vị trí bảng điện và dùng tua vít để vặn lại chắc chắn. Lưu ý, không để mối nối lộ ra ngoài, dễ bị chập cháy điện hoặc hở điện gây nguy hiểm.
  • Bước 5: Kiểm tra lại thiết bị đã hoạt động ổn định hay chưa với công tắc hai cực.

Công tắc là thiết bị đóng ngắt dòng, mạch điện được sử dụng phổ biến nhất. Việc lắp đặt công tắc điện cần tính toán đến đặc điểm lưới điện, yêu cầu hệ thống. Với thiết kế đơn giản, công tắc 2 cực đáp ứng được yêu cầu của nhiều mạch điện dân dụng. Hy vọng những thông tin mà NGUYENGIANG.VN sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất, đặc điểm của công tắc hai cực và cách lắp đặt, đấu nối hiệu quả.

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300