Nhà thông minh là gì? Một số ưu và nhược điểm của Smart Home

Nhà ở với ứng dụng công nghệ hiện đại, mang lại sự tiện nghi, phục vụ người dùng. Bạn đã từng thấy thiết kế nhà được tự động hóa hoàn toàn, đèn bật tắt tự động, điều khiển bằng giọng nói, giám sát an ninh tối ưu… Nhà thông minh trở thành xu hướng trong thiết kế xây dựng nhà ở, không chỉ ở các nước phát triển, mà còn ở tại Việt Nam.

Nhà thông minh là gì

Mô hình nhà thông minh là gì? Nhà thông minh có gì đặc biệt, ưu - nhược điểm của thiết kế này ra sao? Bạn đọc quan tâm, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về mô hình nhà thông minh đang được nhiều người quan tâm, lựa chọn.

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh hay smart home là mô hình nhà ở kết hợp công nghệ kiểm soát tự động, điều khiển thiết bị thông minh một cách tự động hóa hoặc bán tự động. Với mô hình nhà thông minh, mọi hoạt động trong không gian được kiểm soát bởi hệ thống điều khiển trung tâm, công tắc thông minh.

Nhà thông minh là hệ thống được thiết kế thống nhất, linh hoạt. Việc tính hợp thiết bị, công nghệ mới nhằm mục đích biến không gian nhà ở trở nên thông minh, tiện lợi và tối ưu công năng hơn để phục vụ con người.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhà thông minh

Tìm hiểu về cấu tạo - nguyên lý hoạt động của nhà thông minh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình hiện đại này.

Cấu tạo nhà thông minh gồm những gì?

Nhà thông minh là một hệ thống được thiết kế thống nhất, điều khiển và vận hành thông qua smartphone hay trợ lý ảo. Mỗi mô hình nhà thông minh sẽ có sự khác biệt về thành phần. Cụ thể, các thành phần cơ bản sẽ có trong một mô hình smarthome:

  • Hệ thống xử lý trung tâm - Đây được xem là bộ não của hệ thống, có nhiệm vụ tổng hợp, xử lý thông tin và đưa ra lệnh điều khiển tương ứng đến các thiết bị điện trong gia đình.
  • Hệ thống cảm biến thông minh - Nhiều loại cảm biến được lắp đặt ở nhiều vị trí trong nhà ở, có nhiệm vụ thu thập thông tin, dữ liệu về môi trường, rồi truyền về bộ xử lý trung tâm. Các loại cảm biến được sử dụng như: Cảm biến âm thanh, cảm biến nhiệt, cảm biến chuyển động, cảm biến hồng ngoại, độ ẩm, cảm biến khói…
  • Hệ thống công tắc thông minh - Là giải pháp giúp bật tắt thiết bị điện thông minh, giúp điều khiển và sử dụng máy móc nhanh chóng, an toàn.
  • Thiết bị đầu cuối: Thường là thiết bị điện dân dụng trong gia đình, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình (Tivi, điều hòa, hệ thống âm thanh, đèn led, camera an ninh, cửa tự động, rèm…).

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhà thông minh

Nguyên lý hoạt động của nhà thông minh như thế nào?

Nhà thông minh được thiết kế có khả năng hoạt động bán tự động hoặc tự động. Cụ thể, hệ thống smarthome sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc sau:

  • Cảm biến tiếp nhận và thu thập dữ liệu về môi trường, sau đó truyền tín hiệu về bộ xử lý trung tâm thông qua kết nối không dây dây dẫn analog. Lúc này, hệ điều hành sẽ phân tích các dữ liệu, tính toán con số, nhận diện lệnh và chương trình yêu cầu. Bộ xử lý sẽ truyền tín hiệu đến thiết bị cuối, hoạt động với chương trình đã được thiết lập sẵn.
  • Hệ thống nhà thông minh sẽ hoạt động trên nền tảng internet, kết nối không dây thông qua thiết bị điện thoại. Ngoài ra, hệ thống còn có tích hợp trợ lý ảo, hỗ trợ người dùng tương tác, điều khiển thiết bị linh hoạt.

Ưu - nhược điểm của mô hình nhà thông minh

Mô hình nhà thông minh được biết đến nhiều và dần trở nên phổ biến.Tuy nhiên, mô hình này cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định cần nhìn nhận rõ ràng:

Ưu điểm của mô hình Smarthome

  • Điều khiển thiết bị điện thông minh, hoạt động tự động, giúp người dùng tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hiện đại mà không mất nhiều công sức.
  • Hệ thống nhà thông minh vận hành thiết bị an toàn, với các giới hạn hoạt động, giúp máy móc ổn định. Các thiết kế giúp phòng ngừa sự cố, nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị điện tử trong nhà.
  • Nhà thông minh vận hành tiết kiệm điện hơn, có thể bật tắt thiết bị ở bất cứ đâu, giúp kiểm soát mục đích sử dụng một cách hiệu quả.
  • Smarthome nâng cao tính bảo mật, an ninh nhà ở với hệ thống giám sát, cảnh báo thông minh. 

Ưu - nhược điểm của mô hình nhà thông minh

Hạn chế của mô hình Smarthome

  • Hạn chế về chi phí lắp đặt sẽ cao hơn so với mô hình nhà ở truyền thống. Giá để lắp nhà thông minh có thể từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, tùy nhu cầu và thực trạng nhà ở hiện tại.
  • Yêu bảo dưỡng, vận hành thiết bị, máy móc định kỳ. Thợ sửa chữa cần có chuyên môn, năng lực về thi công, lắp đặt nhà thông minh.

Nhà thông minh phát triển trên toàn thế giới, được giới thượng lưu yêu thích, chọn cho không gian sống gia đình. Với sự phát triển của công nghệ, mô hình nhà thông minh được mở rộng, giảm chi phí giá thành và dần trở nên gần gũi với các gia đình Việt. Trên đây là những thông tin quan trọng sẽ giúp bạn hiểu: nhà thông minh là gì?”, đặc điểm cũng như ưu - nhược điểm của mô hình này.

THAM KHẢO MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN DÀNH CHO NHÀ THONG MINH SMART HOME

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300