Công tắc 3 cực là gì? Công dụng và cách đấu công tắc 3 cực chuẩn nhất

Công tắc được sử dụng nhiều trong mạch điện, nhằm kiểm soát an toàn lưới điện, ngắt mạch khi cần thiết. Các loại công tắc phát triển, phù hợp với từng mạch điện. Công tắc 3 cực là một giải pháp lắp đặt nhiều cho lưới điện. Bạn đã biết công tắc 3 cực là gì hay chưa? Công dụng cũng như cách đấu công tắc 3 cực như thế nào chuẩn nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công tắc điện 3 cực đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Công tắc 3 cực là gì

Công tắc 3 cực là gì?

Công tắc 3 cực là loại thiết bị đóng ngắt điện, với 3 chân tiếp điện, gồm: 1 cực động và 2 cực tĩnh. Nhiệm vụ của công tắc điện 3 cực để chuyển nối dòng điện, được sử dụng rộng rãi trong lưới điện gia đình, sinh hoạt và sản xuất.

Điểm nổi bật của công tắc điện 3 cực là có thể lắp đặt ở 2 vị trí tách biệt trên cùng 1 thiết bị. Ví dụ như, lắp đặt ở chân cầu thang và đầu cầu thang, phòng ngủ để đóng ngắt thiết bị tiêu thụ điện linh hoạt mà không cần di chuyển nhiều lần.

Công tắc điện 3 cực được nhiều người dùng đánh giá cao về tính linh hoạt, hiệu quả sử dụng dụng phục vụ đóng ngắt mạch. Giải pháp giúp việc sử dụng điện tiết kiệm thời gian, chi phí điện năng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc 3 cực

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của công tắc điện 3 cực để làm rõ về thiết bị này.

Cấu tạo của công tắc 3 cực

Cấu tạo của công tắc điện 3 cực gồm những gì?

Công tắc điện 3 cực được sản xuất hoàn chỉnh, tỉ mỉ đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, cấu tạo của loại công tắc này khá đơn giản, gồm 3 cực (2 cực tĩnh và 1 cực động) và phần vỏ có nút đóng ngắn, được làm từ chất liệu nhựa cách điện chịu lực. Trong đó, phần cực động được thiết kế là đầu vào nguồn điện và cực tĩnh là đầu ra nối với thiết bị tiêu thụ điện.

Nguyên lý hoạt động của công tắc điện 3 cực

Nguyên lý hoạt động của công tắc 3 cực

Vậy, nguyên lý hoạt động của công tắc điện 3 cực sẽ diễn ra như thế nào? Cụ thể, dòng điện sẽ đi vào và ra trong công tắc điện như sau:

Cực thứ nhất và thứ 2 của bộ công tắc sẽ được nối tiếp với cầu chìbóng đèn thiết bị tiêu thụ điện. Lúc này, bạn có thể đóng ngắt mạch điện ở 2 vị trí mà không phải di chuyển nhiều lần.

Cực thứ nhất của 2 công tắc mắc nối tiếp nhau, tương tự mắc nối tiếp với cực thứ 2 của 2 công tắc. Khi công tắc ở cùng 1 vị trí 1-1 hoặc 2-2 thì mạch điện sẽ kín, đèn sẽ sáng. Trường hợp 2 công tắc ở vị trí đối nhau 1-2 hoặc 2-1 thì mạch sẽ hở và đèn sẽ không thể phát sáng.

Công dụng của công tắc 3 cực trong mạch điện

Công tắc điện 3 cực được dùng nhiều trong mạch điện, vật chức năng của chúng là gì? Cụ thể, công dụng của công tắc 3 cực như sau:

  • Giúp đóng cắt mạch để tắt và bật thiết bị tiêu thụ điện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Bạn có thể đứng bật ở vị trí này và tắt ở vị trí khác khá nhanh gọn. Do vậy, công tắc điện 3 cực thường được lắp đặt ở hành lang và cầu thang nhà cao tầng, giúp người dùng di chuyển an toàn, hạn chế lên xuống nhiều lần chỉ để bật tắt thiết bị.
  • Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt công tắc điện 3 cực ở bất cứ vị trí nào trong nhà ở, văn phòng, nơi sản xuất để kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện, máy móc. Sử dụng công tắc điện 3 cực bền bỉ, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điện năng cho người tiêu dùng.

Hướng dẫn đấu công tắc 3 cực chuẩn và an toàn nhất

Hướng dẫn cách lắp đặt,  đấu nối công tắc 3 cực

Ngày nay, mẫu công tắc điện 3 cực được dùng nhiều hơn công tắc điện 2 cực. Do vậy, người dùng cần học cách lắp đặt, đấu nối công tắc 3 cực đúng, an toàn nhất. Bạn có thể thực hiện đấu công tắc điện 3 cực theo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Vạch làm dấu vị trí lắp công tắc điện 3 cực. Chú ý sử dụng bút để đánh dấu vị trí bắt vít chính xác, tránh đường điện ngầm trên tường.
  • Bước 2: Khoan lỗ để bắt vít phi 2 trên tường và lỗ luồn dây phi 5 ở phía sau.
  • Bước 3: Xác định vị trí các cực của công tắc để đấu nối dây chính xác. 
  • Bước 4: Nối dây dẫn điện từ bảng điện đến bóng đèn và tiếp tục nối 2 dây vào chuôi đèn. Lưu ý, mối nối cần đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc lớn để dòng điện hoạt động ổn định.
  • Bước 5: Lắp công tắc lên tường, đảm bảo kín, không hở mối nối tránh gây nguy hiểm cho người dùng. 
  • Bước 6: Kiểm tra test thử công tắc điện 3 cực đã hoạt động ổn định hay chưa.

Công tắc giúp đóng ngắt điện, kiểm soát an toàn, tiết kiệm điện cho hệ thống. Loại công tắc 3 cực phổ biến trong mạch điện dân dụng và sản xuất, mang đến giải pháp sử dụng điện hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công tắc 3 cực, đặc điểm, công dụng và cách đấu nối an toàn.

>> Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Công tắc 2 cực là gì? Hướng dẫn cách đấu công tắc 2 cực chuẩn nhất
  2. Công tắc hành trình là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động như thế nào?
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300