Công tắc hành trình là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động như thế nào?

Ngày nay, tính ứng dụng của công tắc hành trình vào đời sống con người đang trở nên rộng rãi. Thiết bị này có thể tự động phát hiện, hay cảm nhận được hoạt động của đối tượng, để đo lường xem giới hạn có bị vượt quá hay không. Vậy công tắc hành trình có cấu tạo và nguyên lý hoạt động thế nào ? Cùng khám phá trong bài viết sau đây.

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình là gì?

Cũng giống với công tắc thường, công tắc hành trình là một thiết bị cảm biến được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Công dụng chủ yếu để phát hiện vị trí, sự có mặt của một vật thể trong phạm vi hoạt động. Nhờ độ chính xác cao, khả năng lặp lại tốt do được tiếp xúc trực tiếp, nên người tiêu dùng rất tin tưởng khi lắp đặt loại công tắc này.

Với việc được trang bị thêm một cần gạt, công tắc hành trình có thể giới hạn hoạt động hoặc điều khiển một thiết bị khác. Khi công tắc bị tác động vào cần gạt, thiết bị sẽ dừng lại ngay lập tức, hoặc cấp điện năng cho thiết bị khác. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Các thiết bị luôn có phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng của chúng, trong đó bao gồm cả công tắc hành trình. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Cấu tạo

Các bộ phận cấu tạo trong công tắc đó là:

  • Bộ truyền động: Đối tượng cảm nhận sẽ tiếp xúc với bộ phận này. 
  • Đầu vận hành: Giúp cho chuyển động cơ cấu chấp hành, được chuyển thành chuyển động tiếp xúc.
  • Khối tiếp điểm: Dùng để chứa các phần tử tiếp xúc công tắc điện. 
  • Khối kết nối: Là liên kết giữa công tắc điện và mạch điều khiển thực hiện.
  • Thân công tắc: Có chứa khối tiếp xúc công tắc dạng Plug in.
  • Đế: Dùng để chứa khối kết nối của công tắc plug in 

Nguyên lý hoạt động

Trong nguyên lý hoạt động công tắc hành trình, một đối tượng khi tiếp xúc vật lý với thiết bị truyền động, thì pít tông truyền động sẽ dẫn đến tiếp điểm điện trong công tắc đóng. Với mạch thường mở sẽ là công tắc đóng, còn mạch thường đóng thì công tắc mở. Cách hoạt động này của chúng có sự liên quan đến nhau. 

Để thay đổi trạng thái công tắc điện, phải dựa vào chuyển động cơ học của pít tông truyền động. Kể cả những thiết bị như cảm biến tiệm cận, điện dung, cảm biến quang điện, cũng có thể hoạt động tương tự mà không cần tiếp xúc vật lý với đối tượng. Nhờ vậy, công tắc hành trình có cảm biến tiếp xúc khác hoàn toàn các thiết bị cảm biến khác.

THAM KHẢO SẢN PHẨM:

  1. CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH MJ - 1701
  2. CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH CM - 1307
  3. CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH CM - 1308
  4. CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH MJ - 7141

Ưu và nhược điểm của công tắc hành trình

ưu và nhược điểm của công tắc hành trình

Một số ưu và nhược điểm của thiết bị này như sau:

Ưu điểm

  • Tiêu thụ rất ít điện năng.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. 
  • Đạt đến độ chính xác và lặp lại cực cao khi hoạt động. 
  • Điều khiển được nhiều tải cùng lúc.

Nhược điểm 

  • Với thiết bị có cảm biến thấp thường bị hạn chế
  • Phải tiếp xúc trực tiếp mới có thể hoạt động. 
  • Các bộ phận dễ bị mòn nếu tiếp xúc trong thời gian dài. 

Phân loại và ứng dụng công tắc hành trình

Để nhận biết dễ dàng, người ta chia thiết bị này thành 3 loại phổ biến để khách hàng lựa chọn. Đó là kiểu nút nhấn, kiểu tế vi và kiểu đòn, cả 3 đều được phân biệt dựa trên những đặc điểm khác nhau. 

  • Kiểu nút nhấn: Ở phía trên đầu công tắc có một nút nhấn, các bộ phận bao quanh được làm từ kim loại nên chịu tác động va đập rất tốt. Loại này vẫn có 3 chân, ta gọi các chân này là tiếp điểm. Tiếp điểm lại được phân thành 2 loại, đó là tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh. Trục và nút nhấn sẽ nối với tiếp điểm động, còn 3 chân sẽ nằm ở tiếp điểm tĩnh cố định. 
  • Kiểu tế vi: Với những hành trình có độ cao từ 0,3-0,7mm, sẽ cần phải sử dụng công tắc kiểu tế vi. Phần vỏ ngoài vẫn được làm từ kim loại chống va đập, gồm 2 tiếp điểm tĩnh và 1 tiếp điểm động. Phần tiếp điểm động được gắn trên đầu của lò xo lá, thao tác bấm công tắc sẽ nén lò xo và bật xuống dưới, chạm vào tiếp điểm tĩnh thường đóng, giúp thiết bị điện hoạt động. 
  • Kiểu đòn: Loại công tắc này khá phức tạp, so với hai loại đã được nêu ở trên. Phần cấu tạo bao gồm con lăn, đòn, lò xo, tiếp điểm tĩnh, động, đĩa quay, lò xo. Khi lực được tác động lên con lăn, phần đòn sẽ quay và nhờ lò xo làm bộ phận đĩa quay. Tiếp điểm dộng gắn với trục bên trong kết nối với đĩa quay, tiếp điểm tĩnh gắn với vỏ cách điện và kết nối dây dẫn ra thiết bị ngoài. 

Ứng dụng

Tính ứng dụng của công tắc rất rộng rãi, được lắp đặt cho nhiều thiết bị vì rất dễ cài đặt. Đó là cửa cuốn, băng tải, pa lăng, xe nâng và cẩu trục,... đều cố thể hoạt động tốt nhờ công tắc hành trình. Với kích thước nhỏ, loại công tắc này có thể sử dụng ở cả những nơi có không gian hạn chế.

Ứng dụng của công tắc hành trình

Kết luận

Và đó là những thông tin cơ bản về thiết bị công tắc hành trình, được Nguyễn Giang tổng hợp và tóm tắt lại. Để tham khảo và mua được thiết bị điện chất lượng, bạn có thể truy cập website nguyengiang.vn để biết thêm nhiều mẫu mã hơn.

>> Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Cảm ứng từ là gì? Công thức tính và ứng dụng của cảm ứng từ
  2. Đèn compact là gì? Một số lưu ý khi sử dụng đèn cmpact
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Email báo giá
thietbidien@nguyengiang.com.vn

Zalo Chát
0909 209 300

Hotline
0909 209 300